Bóng đá là môn thể thao mang tính chiến thuật rất cao, để dẫn đội bóng của mình đi tới chiến thắng, các huấn luyện viên phải tìm ra chiến thuật tấn công trong bóng đá hiệu quả và phù hợp. Vậy chiến thuật tấn công trong bóng đá có mấy loại, sơ đồ tấn công và cần lưu ý những gì, hãy theo dõi tiếp bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Chiến thuật tấn công trong bóng đá là gì?
Chiến thuật bóng đá được hiểu đơn giản là tất cả những cách tổ chức, di chuyển, phối hợp theo một cách thức đã được lên kế hoạch và tập luyện từ đầu. Chiến thuật sẽ được xây dựng dựa trên các yếu tố về con người, phân tích đối phương và các nền tảng của cầu thủ.
Khi đã có những tính toán nhất định, một chiến thuật bóng đá sẽ được sử dụng cho trận đấu. Về mặt lý thuyết nghe sẽ khá đơn giản, tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế lại là điều khá khó khăn bởi bóng đá là môn thể thao tập thể, đội hình có thể thay đổi linh động, nhuần nhuyễn phải được tạo bởi tất cả các mắt xích trên sân, do đó đội bóng sẽ phải tập luyện rất nhiều mới có thể áp dụng chiến thuật một cách trơn tru trong thi đấu được.

2. Các hình thức tấn công trong bóng đá
Chiến thuật tấn công trong bóng đá luôn cực kỳ đa dạng và biến ảo tồn tại dưới nhiều hình thức tấn công như: Tấn công chủ lực ở hai biên, tấn công thẳng vào trung lộ… nhưng về cơ bản chúng sẽ được chia thành các chiến thuật như sau:
2.1. Chiến thuật tấn công cá nhân
Chiến thuật tấn công nhân là cơ sở để phát triển cho chiến thuật nhóm và chiến thuật tập thể. Trong thi đấu thực chiến, chiến thuật tấn công cá nhân chính là yếu quan trọng có thể gây ra đột biến trong khâu tấn công, từ đó có thể xoay chuyển tình thế và gây ra thêm nhiều nguy hiểm đến khung thành của đối phương bất cứ lúc nào.

Chiến thuật tấn công cá nhân tồn tại dưới các loại kỹ thuật như:
- Chạy chỗ kéo giãn đội hình và lấy khoảng trống: Đây là hành động chạy tới vị trí thuận lợi nhất để nhận bóng hoặc tạo không gian phù hợp cho đồng đội chơi bóng.
- Thoát khỏi người kèm: Trong khi thi đấu, cầu thủ sẽ luôn bị kèm cặp rất chặt, do đó kỹ thuật qua người hay chiến thuật tấn công cá nhân chính là giải pháp để giải quyết tình huống khó khăn này.
- Dẫn bóng và dẫn bóng qua người: Là chiến thuật quan trọng của cầu thủ vì không phải lúc nào trong trận đấu cũng có thể thực hiện các đường chuyền và phối hợp với đồng đội được. Khi đó chắc chắn sẽ cần tới khả năng dẫn bóng qua người.
Việc dẫn bóng khiến cho khoảng cách giữa đối phương và bóng sẽ gần hơn từ đó tạo ra những áp lực vô hình lên họ. Ngoài ra, việc dẫn bóng cũng có thể giúp cho đồng đội có thời gian di chuyển tìm kiếm khoảng trống thuận lợi hoặc hút người cho đồng đội còn lại đi bóng.
2.2. Chiến thuật tấn công nhóm
Chiến thuật tấn công nhóm là sự phối hợp hành động trong tấn công của từ hai hoặc nhiều cầu thủ trở lên. Ngoài ra, đây còn là phương pháp phối hợp cơ bản trong bóng đá mà bất cứ muốn chơi bóng đá cũng cần phải biết và thực hiện được.
- Chuyền bóng: Đây là điều duy nhất giúp cho chiến thuật nhóm hay chiến thuật đồng đội được vận hành trơn tru. Đây cũng chính là hình thức chiến thuật đặc biệt đòi hỏi ở cầu thủ một tư duy chiến thuật tốt, qua chuyền bóng cũng có thể đánh giá được trình độ của cầu thủ.
- Phối hợp nhóm hai người: Đây là sự phối hợp chiến thuật tấn công đơn giản và cơ bản nhất, là nền tảng cho mọi sự phối hợp. Phối hợp chiến thuật nhóm 2 người rất đa dạng về hình thức nhưng về cơ bản thì chúng có những hình thức sau:
- Chuyền vào chỗ trống: Đây là hình thức phổ biến và rất hiệu quả trong thi đấu, có thể tiến hành bằng cách chuyền bóng vào khoảng trống cho đồng đội chạy đến nhận bóng.
- Bật tường: Hay còn gọi là phối hợp 1-2 là hình thức phối hợp giữa hai người rất thông dụng và đem lại lợi ích đáng kể trong tất cả các mặt sân từ sân 5, sân 7 hay cả sân 11.

2.3. Chiến thuật tấn công đồng đội
Là hình thức tổ chức phối hợp của các cầu thủ trong khâu tấn công hoặc phối hợp kéo rãn đội hình đối phương lấy khoảng trống. Chiến thuật tấn công đồng đội sẽ bao gồm: Tấn công nhanh, tấn công trận địa, tấn công tổng lực.
- Chiến thuật tấn công nhanh: Chiến thuật tấn công nhanh được áp dụng trong tình huống đội nhà giành được bóng từ đối phương sau, nhân cơ hội sơ hở đối phương chưa kịp tổ chức phòng thủ để tấn công vào những điểm yếu đó.
- Chiến thuật tấn công trận địa: Chiến thuật tấn công khi đội bóng đối phương đã kịp lui về và tổ chức chiến thuật phòng thủ bẻ gãy đợt tấn công nhanh của đội tấn công. Do đó, đội tấn công cần phải sử dụng các hình thức phối hợp qua lại để kéo dãn và tìm ra sơ hở của đối phương.
- Chiến thuật tấn công tổng lực: Chiến thuật đòi hỏi các cầu thủ phải có ý thức chiến thuật, thể lực và kỹ thuật rất cao, các cầu thủ di chuyển chiếm lĩnh vị trí theo những tình huống cụ thể trên sân mà không theo sự bố trí trước cũng như không theo sự phân chia các vị trí rõ ràng, các cầu thủ sẽ hoán đổi vị trí cho nhau theo các tình huống trong trận đấu.

3. Sơ đồ chiến thuật tấn công trong bóng đá
Chiến thuật tấn công là tổ chức của các cầu thủ trong quá trình thi đấu. Các chiến thuật tấn công vô cùng đa dạng tùy thuộc vào mục đích của người sử dụng trong từng trận đấu. Dưới đây là một số sơ đồ chiến thuật nổi tiếng trong bóng đá.
1- Sơ đồ chiến thuật 4 – 4 – 2
Đội hình 4-4-2 được biết tới là sơ đồ chiến thuật quốc dân khi hầu hết các đội bóng lớn đều đã và đang sử dụng sơ đồ chiến thuật này hoặc các biến thể tương ứng. Đặc điểm nổi trội của sơ đồ chiến thuật này là khả năng cân bằng giữa cả tấn công lẫn phòng thủ, do đó các vị huấn luyện viên hàng đầu thế giới luôn tận dụng và phát triển sơ đồ 4-4-2 này ra các biến thể khác nhau của chúng.

Ở sơ đồ đội hình 4-2-2, các cầu thủ hàng tiền vệ sẽ đứng ở vị trí giữa hàng thủ và hàng tiền vệ của đối phương nhằm hút người đồng thời tạo ra các đường chuyền sắc lẹm phá vỡ hàng thủ đối phương và kiến tạo cho tiền đạo đội nhà ghi bàn.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm sơ đồ 4-2-2 mang lại thì chúng cũng tồn đọng những điểm yếu có thể khiến cho đối phương có thể khai thác. Việc thiếu linh hoạt trong di chuyển cự ly đội hình, các cầu thủ tuyến giữa sẽ đảm nhiệm cả 2 vai trò là tấn công và phòng thủ. Điều này sẽ khiến các cầu thủ nhanh mất sức và trong những đợt phản công nhanh của đối phương sẽ rất khó lùi về phòng ngự kịp.
2- Sơ đồ chiến thuật 4 – 3 – 3
Sơ đồ chiến thuật 4-3-3 là một sơ đồ đặc biệt chia thành 3 tuyến trên sân, đặc biệt trên hàng công có tới 3 tiền đạo mục tiêu. Sơ đồ chiến thuật này được cho là có khả năng tấn công dồn dập và áp đảo nhất trong tất cả các đội hình hiện nay, một số CLB đã sử dụng đội hình 4-3-3 trong thi đấu và dành được thành công nhất đó chính là Barcelona trong mùa giải 2015-2016.
Trong khi kiểm soát bóng, sơ đồ chiến thuật 4-3-3 cho phép có tới 7 cầu thủ tham gia vào mặt trận tấn công, thậm chí có thể hơn. Đầu tiên, các tiền đạo sẽ gây sức ép lên hàng thủ đối phương, sau đó là các hậu vệ biên tiến lên ở 2 hành lang cánh và cuối cùng là hàng tiền vệ đẩy lên phía trước, với số lượng cầu thủ áp đảo đối phương sẽ gây được sức ép rất lớn lên cầu môn đội bạn.

Nhưng sơ đồ chiến thuật 4-3-3 cũng có một nhược điểm chí mạng mà không phải đội bóng nào cũng có thể khắc phục được đó là không gian giữa các cầu thủ quá rộng khiến cho việc hỗ trợ phòng ngự sẽ gặp khá nhiều khó khăn, do đó đối phương có thể khai thác vào điểm yếu này một cách dễ dàng.
Đây là những chiến thuật tấn công khá phổ biến trong nền bóng đá đương đại, bên cạnh đó còn vô vàn các chiến thuật tấn công khác và những biến thể của chúng, để có thể tìm hiểu hơn nữa về các chiến thuật này, bạn có thể xem chi tiết sơ đồ chiến thuật đá bóng để hiểu hơn về các chiến thuật.
4. Lưu ý quan trọng khi thực hiện chiến thuật tấn công
Trong bóng đá, tấn công là điều vô cùng quan trọng vì phải tấn công thì mới dành được chiến thắng, tuy nhiên việc quá tập trung vào tấn công sẽ khiến cho việc phòng thủ bị lỏng lẻo dẫn đến những trường hợp đội nhà bị thua ngược.
Chắc hẳn đó sẽ là điều vô cùng đáng tiếc, do đó khi sử dụng một chiến thuật tấn công trong bóng đá, các huấn luyện viên và cầu thủ cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Hãy tìm một sơ đồ chiến thuật tấn công phù hợp với đội bóng của mình.
- Tập luyện thật nhiều giúp các cầu thủ sẽ ý thức được vị trí, cách di chuyển và vận hành đội hình một cách trơn tru.
- Tấn công là con dao hai lưỡi bởi khi việc tấn công thất bại sẽ phải trả giá bằng đợt phản công cực kỳ nguy hiểm của đối phương.
- Cần phải đa dạng hóa phương thức tấn công nhằm gây áp lực cho đối phương: tấn công hai biên, tấn công ở tình huống cố định, tấn công thẳng vào trung lộ…
- Luôn có những phương án phòng thủ thích hợp tránh bị phản công và thua ngược.

Trên đây là những chiến thuật tấn công trong bóng đá, cách áp dụng, ưu điểm và nhược điểm của loại chiến thuật này. Nếu bạn là người có ý định tham khảo những chiến thuật tấn công này với đội bóng của mình, hãy sử dụng một sơ đồ chiến thuật phù hợp với khả năng và trình độ đội bóng của mình để đạt được hiệu quả cao nhất trong thi đấu.