Chiến thuật bóng đá tổng lực là một trong các chiến thuật tạo ra sự thành công vang dội từ quá khứ cho đến hiện tại. Bạn hãy tìm hiểu về ưu nhược điểm của chiến thuật bóng đá tổng lực đỉnh cao qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Chiến thuật bóng đá tổng lực là gì?
Bóng đá tổng lực là một chiến thuật linh hoạt cho phép mỗi cầu thủ có thể thay thế mọi vị trí của đồng đội trên sân. Với bóng đá tổng lực, các vị trí trên sân không bao giờ cố định, bất kỳ cầu thủ nào cũng có thể trở thành cầu thủ tấn công hoặc phòng ngự tùy vào từng tình huống. Duy nhất có 1 điều cố định trong chiến thuật này là thủ môn – người trấn giữ khung thành của đội.

Để dễ hình dung, có 2 đặc điểm quan trọng trong lối chơi của bóng đá tổng lực:
- Tận dụng không gian: Đội bóng luôn cố gắng làm chủ không gian trên sân để ép đối phương chuyển về trạng thái phòng thủ, sau đó áp đặt lối chơi tấn công và không cho đối phương có khoảng trống cầm bóng.
- Các vị trí xoay chuyển linh hoạt: Mọi vị trí trên sân phải hoán đổi một cách liên tục – co hẹp đội hình để phòng thủ hoặc giãn đội hình lấy khoảng trống tấn công.
Sự kết hợp của những ý tưởng này đã tạo ra một chiến thuật tấn công khiến cho đối phương bị hỗn loạn, các cầu thủ sẽ khai thác tấn công gây nguy hiểm trực tiếp lên khung thành và giành chiến thắng.
2. Lịch sử phát triển của bóng đá tổng lực
Cái nôi sản sinh ra lối bóng đá quyến rũ này là Hà Lan – cụ thể hơn là đội tuyển quốc gia Hà Lan. Chính cái tên này đã đem chiến thuật bóng đá tổng lực tới các đấu trường quốc tế và trở thành thế lực cực kỳ hùng mạnh thời bấy giờ. Cụ thể các mốc thời gian phát triển lối đá này như sau:
- 1930: Bóng đá tổng lực bắt nguồn từ đội tuyển quốc gia Áo của Matthias Sindelar.
- 1970 – 1972: Lối đá tấn công tổng lực được phát triển, tuy nhiên chưa thực sự hoàn thiện.
- 1974: Lần đầu tiên lối đá tấn công tổng lực được thế giới biết đến nhờ đội tuyển Hà Lan mang tới đấu trường lớn nhất thế giới – World Cup 1974.
- Sau 1974: Lối đá tấn công tổng lực được các đội bóng lớn trên khắp thế giới học hỏi, sử dụng và rất nhiều biến thể của nó được ra đời.

3. Ưu nhược điểm của bóng đá tổng lực
Không chỉ riêng chiến thuật bóng đá tổng lực mà bất cứ chiến thuật bóng đá nào cũng sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu riêng biệt. Lối đá mang tới sự khiếp sợ một thời như bóng đá tổng lực cũng có nhiều điểm yếu tiềm tàng mà nếu nghiên cứu kỹ sẽ dễ dàng tìm ra cách để khắc chế. Bạn hãy tìm hiểu chi tiết về lối đá tổng lực qua những phân tích dưới đây.
3.1. Ưu điểm
Ưu điểm của lối đá tấn công tổng lực được gói gọn trong các từ như: Hoa mỹ, linh hoạt, nhanh chóng và nguy hiểm. Có thể thấy những hiệu quả mà lối đá tấn công tổng lực mang lại cho đội bóng như:
- Khả năng kiểm soát bóng, kiểm soát không gian tối ưu, các vị trí trên sân cũng được hoán đổi một cách linh hoạt và nhanh chóng.
- Khả năng đoạt lại bóng nhanh bởi mỗi khi đối phương có bóng, các cầu thủ trên sân sẽ áp sát cao độ và cố gắng giành lại bóng ngay lập tức.
- Chuyển đổi trạng thái tấn công chớp nhoáng nhờ áp đảo về mặt quân số, gây nguy hiểm trực diện lên khung thành của đối phương khi đối phương còn chưa kịp ổn định đội hình phòng thủ.
- Làm nhiễu loạn cầu thủ đối phương, khiến đội bạn rất khó chơi bởi không biết phải theo kèm ai, từ đó dẫn đến mất kiểm soát và để lộ sơ hở.

3.2. Nhược điểm
Nhược điểm của lối bóng đá tổng lực không nhiều, tuy nhiên nếu đối phương biết cách tận dụng và khai thác sẽ có thể dễ dàng giành chiến thắng. Một số hạn chế trong chiến thuật này phải kể tới:
- Lối chơi khắc nghiệt “bào mòn” thể lực của cầu thủ, việc phải liên tục di chuyển để Pressing trong cả khâu phòng ngự lẫn tấn công khiến cho cầu thủ nhanh chóng cạn thể lực và khó có thể duy trì trạng thái ổn định xuyên suốt trận đấu.
- Yêu cầu sự ăn ý tuyệt đối giữa các cầu thủ, mọi sự phối hợp, chuyển đổi vị trí hay theo kèm đối thủ đều cần sự hiểu ý để có thể duy trì thế trận.
- Rủi ro lớn khi mất bóng bởi rất có thể đội nhà sẽ bị đối phương khai thác điểm yếu và gây nguy hiểm cho khung thành.

4. Những đội bóng đã áp dụng chiến thuật bóng đá tổng lực
Trong lịch sử từng có rất nhiều đội bóng áp dụng thành công chiến thuật bóng đá tổng lực. Tuy nhiên dưới đây sẽ là những đội bóng tiêu biểu nhất đã biến lối chơi tấn công tổng lực trở thành thế lực một thời của nền bóng đá thế giới:
1- Đội tuyển quốc gia Áo (1930)
2- Đội tuyển quốc gia Hà Lan (1974)
3- Ajax Amsterdam (1971-1973)
4- Barcelona (2009)
5- Đội tuyển Australia (1934)
6- Đội tuyển Hungary (1950)
Trong thời kỳ đỉnh cao nhất, những đội bóng có lối chơi thấm nhuần bóng đá tổng lực luôn là “ông lớn” tại mỗi đấu trường mà mình tham gia. Tuy nhiên đỉnh cao nào rồi cũng sẽ đến lúc thoái trào. Sự đi xuống của bóng đá tổng lực là vào những năm 2015 – 2016 khi bóng đá thực dụng lên ngôi và những chiến thuật mang tính khắc chế lối đá tấn công tổng lực ra đời nhiều hơn.
5. Ảnh hưởng của bóng đá tổng lực đối với bóng đá hiện đại
Triết lý của bóng đá tấn công tổng lực chính là kiểm soát không gian, đồng nghĩa với việc kiểm soát cả trận đấu và cầm quyết định kết quả chung cuộc. Những triết lý này vô hình chung đã luôn tồn tại xuyên suốt chiều dài lịch sử của làng túc cầu, từ thời kỳ thống trị trong quá khứ cho tới thời điểm hiện tại.
Ở bóng đá hiện đại, chiến thuật bóng đá tổng lực không còn được áp dụng một cách toàn vẹn như những thập niên 70. Nguyên nhân bởi nhiều lối đá khắc chế đã ra đời và khiến chiến thuật bóng đá tổng lực không còn “bất bại” như trước.
Tuy nhiên không vì vậy mà làng bóng đá ngày nay phủ nhận thành quả rực rỡ của chiến thuật này. Hầu hết mọi đội bóng hiện đại đều tìm ra cách biến đổi chiến thuật cũ và góp nhặt những gì tinh túy nhất để áp dụng, chẳng hạn như lối đá linh hoạt đầy biến ảo, cách điều tiết chuyển đổi trạng thái nhanh chóng, hay lối chơi pressing tầm cao mỗi khi mất bóng,… vẫn còn được ưu tiên sử dụng phổ biến.

Chiến thuật bóng đá tổng lực được xem là đỉnh cao một thời trong quá khứ và sẽ luôn là huyền thoại của nền lịch sử bóng đá. Những triết lý này sẽ luôn được kế thừa và xuất hiện đâu đó trong nền bóng đá đương đại đầy tính thực dụng ngày nay.