Chiến thuật bóng đá Việt Nam đã có rất nhiều sự thay đổi, giúp ĐTQG ngày càng gặt hái được nhiều thành công và tiến gần hơn với đấu trường cao nhất là World Cup. Lý do chúng ta đạt được những thành tích đáng nể này một phần phải dựa vào những chiến thuật hợp lý của các huấn luyện viên. Qua bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hành trình thay đổi lối chơi từ xưa đến nay.
Mục lục
1. Quá trình phát triển của chiến thuật bóng đá Việt Nam
Quá trình thay đổi lối chơi của đội tuyển Việt Nam có thể kể đến 3 mốc chính quan trọng nhất: Sơ đồ chiến thuật WM, sơ đồ chiến thuật 4-2-4 và 5-2-2, cuối cùng là sơ đồ chiến thuật 4-4-2.
1- Sơ đồ chiến thuật WM
Vào những năm 1930, sơ đồ chiến thuật phổ biến của bóng đá thế giới là WM. Tại nước Anh, ông bầu Herbert Chapman đã hoàn thiện WM và đưa chiến thuật này trở nên rộng rãi trên toàn thế giới. Ý nghĩa của sơ đồ WM được hình thành bởi:
- W: Ba hậu vệ và hai tiền vệ được bố trí ở khu vực phòng ngự, sẵn sàng hỗ trợ cho nhau bất cứ khi nào đồng đội cần.
- M: Hai tiền vệ được bố trí thi đấu cùng với ba tiền đạo phía trên hàng công.
WM ngày nay có thể hiểu đơn giản với tên gọi khác là 3-2-2-3. Sơ đồ chiến thuật này cũng được ĐTQG Việt Nam sử dụng trong suốt những năm 50 của thời kỳ Pháp thuộc.

2- Sơ đồ chiến thuật 4-2-4 và 5-3-2
Khi thời kỳ đỉnh cao của WM khiến cho nền bóng đá thế giới chao đảo, các nhà cầm quân đã phải đau đầu nghiên cứu chiến thuật khác có thể khắc chế sơ đồ này. Sự ra đời của 4-2-4 đã chấm dứt sự bất khả chiến bại của WM. Cho tới những năm 70 của thế kỷ trước, các biến thể của sơ đồ 4-2-4 như 4-3-3 xuất hiện. Ở Việt Nam lúc bấy giờ cũng có một đội bóng bất bại khi sử dụng sơ đồ chiến thuật này là CLB Thể Công khét tiếng một thời.
Cho đến một thập kỷ sau là những năm 80, bóng đá Việt Nam trở nên khó khăn hơn, cùng với đó là chất lượng chuyên môn đi xuống đáng kể đã hình thành nên tâm lý “thủ tới cùng để không bị thua”. Đó là lý do sơ đồ chiến thuật 5-3-2 được sử dụng rộng rãi hơn bao giờ hết.
Sơ đồ chiến thuật 5-3-2 là sơ đồ ưu tiên cho khả năng phòng ngự nên hầu như các khâu tấn công đều vô cùng rời rạc, dễ dàng bị đối phương bắt bài và cực kỳ khó khăn trong việc ghi bàn vào khung thành đối phương. Tới năm 1995 tại kỳ Seagame tổ chức tại Thái Lan, lối chơi theo chiến thuật 5-3-2 vẫn được áp dụng và đã giúp cho đội tuyển của chúng ta chiến thắng 4 – 0 trước một đối thủ khá yếu là Campuchia.

3- Sơ đồ chiến thuật 4-4-2
Sơ đồ chiến thuật 4-4-2 ra đời như một cuộc cách mạng cho bóng đá thế giới. Sự ra đời của sơ đồ 4-4-2 là một ẩn số, tuy nhiên đội bóng đưa lối đá này lên tới đỉnh cao nhất là AC Milan dưới sự dẫn dắt của HLV Arrigo Sacchi những năm 1990.
Ở Việt Nam, sơ đồ chiến thuật 4-4-2 xuất hiện khá muộn vào năm 2002 – thời điểm HLV Nguyễn Thành Vinh lên cầm quyền vị trí huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia Việt Nam. Ông đã mạnh dạn áp dụng lối chơi này cho các lứa U19, U23 và gặt hái được những thành công đầu tiên cho nền bóng đá nước nhà.
Theo HLV Nguyễn Thành Vinh trả lời trong một cuộc phỏng vấn, một trong những lý do khiến ông từ bỏ sơ đồ 5-3-2 cũ kỹ trong quá khứ là bởi sơ đồ này đòi hỏi cầu thủ phải có chất lượng chuyên môn cực kỳ cao từ tư duy, kỹ thuật hay thể lực… Còn sơ đồ 4-4-2 thì tấn công chính là cách phòng ngự tốt nhất, ngoài ra lối chơi này sẽ linh hoạt và hiệu quả hơn rất nhiều cho một đội bóng còn nhiều điểm yếu như Việt Nam thời bấy giờ.
2. Cập nhật đánh giá mới nhất về chiến thuật bóng đá Việt Nam
Bóng đá Việt Nam từ quá khứ cho đến hiện tại vẫn luôn không ngừng thay đổi và phát triển. Có vô số các cầu thủ trẻ đã kế thừa các huyền thoại thế hệ trước để đưa bóng đá Việt Nam dần có vị thế trong khu vực. Hãy cùng điểm qua những trận đấu gần đây nhất của Việt Nam để biết lý do mang tới sự thành công cho các lứa cầu thủ tài năng của Việt Nam nhé.
1- Chiến thuật Việt Nam và Malaysia (U23 Châu Á)
Sau khi lên nắm quyền ở cương vị HLV trưởng U23 Việt Nam, HLV Gong Oh-kyun đã áp dụng những triết lý bóng đá hoàn toàn mới so với vị HLV tiền nhiệm là ông Park Hang-seo. Cụ thể, trong trận đấu giữa U23 Việt Nam với U23 Malaysia trên đấu trường U23 Châu Á ngày 19/5/2022, những triết lý này đã được thể hiện rất rõ và mang tới hiệu quả rõ rệt.
Khi tham gia tấn công, U23 Việt Nam sẽ luôn tấn công với số đông các cầu thủ, điều này giúp các cầu thủ có nhiều sự lựa chọn trong khâu phối hợp và bọc lót kịp thời. Sự sắp xếp của ông Gong khi để Dụng Quang Nho, cầu thủ chơi ở vị trí tiền vệ cánh liên tục xâm nhập vòng cấm đối phương cùng với sự hỗ trợ của Huỳnh Công Đến hay tiền đạo Nhâm Mạnh Dũng đã tạo ra nhiều nguy hiểm với khung thành của Malaysia.
Sơ đồ 4-3-3 gây áp lực tầm cao cùng hệ thống phòng ngự duy trì chặt chẽ đã giúp đội tuyển Việt Nam thắng Malaysia với tỷ số tối thiểu. Với trận đấu áp đảo về cục diện, phong cách cầm quân của ông Gong đã được khẳng định một cách rõ rệt nhất.
2- Chiến thuật Việt Nam và Afghanistan (Giao hữu AFF Cup 2022)
Trong trận giao hữu giữa Việt Nam và Afghanistan trước thềm AFF Cup 2022 vừa rồi, HLV trưởng Park Hang Seo đã đặt ra mục tiêu kiểm tra năng lực của các cầu thủ và áp dụng chiến thuật mới nhằm đưa ra những giải pháp tối ưu cho chiến dịch AFF Cup 2022 sắp tới.
Mặc dù ĐTQG Việt Nam đã chiến thắng với tỷ số chung cuộc 2 – 0 trước một đối thủ đến từ khu vực Trung Á, tuy nhiên ông Park vẫn chưa thật sự hài lòng về lối chơi của các cầu thủ Việt Nam ngày hôm đó. Về nguồn lực, ông cũng thử nghiệm một số cầu thủ mới như Tuấn Hải trên hàng công hay hậu vệ Việt kiều Adriano Schmidt… Tuy nhiên ông Park vẫn cho rằng đội bóng của ông chơi không được thật sự nhuần nhuyễn khi chuyển từ sơ đồ chiến thuật 3-5-2 sang 4-2-2.
Việc thử nghiệm đan xen giữa các cầu thủ cả cũ lẫn mới mang lại sự hiệu quả tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề khi thủ môn Văn Lâm chưa trở lại thi đấu, hậu vệ Duy Mạnh chưa bình phục chấn thương hoàn toàn hay trên hàng công các cầu thủ cũng chưa thật sự đạt được những yêu cầu khắt khe mà ông Park mong muốn.
3- Chiến thuật Việt Nam và Lào (AFF Cup 2022)
Trong một trận đấu trước đối thủ được đánh giá thấp hơn là Lào tại giải AFF Cup 2022 vừa rồi, ĐTQG Việt Nam vẫn có được sự phục vụ của các cầu thủ hàng đầu như Đặng Văn Lâm, bộ ba chơi thấp nhất là Thành Chung, Quế Ngọc Hải và Duy Mạnh. Thi đấu với sơ đồ 4-4-2 cùng với nguồn lực mạnh nhất trước một đối thủ được đánh giá yếu, chúng ta đã giành chiến thắng áp đảo 6 – 0.
Mở đầu trận đấu, Lào cũng chỉ dám chơi phòng ngự nửa sân trước đội tuyển của chúng ta. Do đó, các cầu thủ Việt Nam nhập cuộc cũng khá chậm rãi và chỉ luân chuyển bóng ở khu vực giữa sân nhằm kéo giãn đội hình đối phương và tìm ra sơ hở để tấn công.
Khi tấn công, ĐTQG Việt Nam di chuyển và biến đổi từ sơ đồ 4-4-2 thành 3-2-5 nhằm gây áp lực lớn nhất có thể lên khung thành của đối phương. Bằng việc đẩy cao bộ đôi hậu vệ cánh, Việt Nam đã tạo ra được sự áp đảo về quân số khu vực giữa sân để ép chặt đội hình đối phương duy trì ở trạng thái phòng thủ. Từ đó, Việt Nam đã dễ dàng dành chiến thắng thuyết phục chung cuộc.
Tóm lại, nền bóng đá của Việt Nam đã luôn không ngừng thích nghi và thay đổi từ quá khứ cho tới hiện tại. Cho đến nay, bóng đá Việt Nam đã được chú trọng và đầu tư một cách chuyên nghiệp, từ đó giúp chúng ta gặt hái nhiều thành công và có vị thế lớn trong khu vực.