Sau bước Lu lèn mặt bằng để đảm bảo mặt sân đá bóng sau này được ổn định, không gặp phải các vấn đề về kỹ thuật thì bước tiếp theo trong GIAI ĐOẠN LÀM NỀN HẠ SÂN BÓNG ĐÁ CỎ NHÂN TẠO này là xây dựng các hệ thống thoát nước, bỏ vỉa, lắp đặt hệ thống cột điện.
Trước khi lắp đặt các hạng mục đó thì chúng ta cần phải định vị sân, xem vị trí các mốc, các công trình sẽ ở chỗ nào: Xác định vị trí sân, vị trí thoát nước, các công trình phụ đi kèm như căn tin, toilet… Bạn lưu ý là nên chọn vị trí cho sân sao cho thoát nước thuận tiện nhất.
Mục lục
1. XÂY DỰNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC, BÓ VỈA
Sau khi lu nền phần mặt bằng cơ bản, chúng ta sẽ đào mương thoát nước xung quanh và xây bó vỉa, rãnh mương thoát nước. Chiều cao bó vỉa thường là 20cm, dùng gạch thẻ xây dày 100~200, bên dưới lót bê tông đá 4×6 hoặc đá 1×2 M150.
Xây mương thoát nước rộng khoảng 20-25cm, sâu 25cm (điểm khởi thuỷ 15cm) với độ dốc mương 0.2% hướng về nơi thoát nước.
Mặt mương thoát nước sẽ sử dụng tấm đan có đục lỗ để thoát nước: tấm đan rộng 40cm, dài 60cm khoét 2 đầu có đục lỗ giữa để đậy nắp mương thoát nước.
Xây rãnh thoát nước rộng 15-20cm, sâu 20cm (điểm khởi thủy 10cm ) với độ dốc rãnh 0.2% hướng về nơi thoát nước.
Về bản chất, nước trong sân sẽ chảy dồn ra phía các mương thoát nước. Do vậy, mương thoát nước cần được thiết kế đủ lớn để có thể thoát nước của sân, tránh trường hợp nước tràn ngược vào sân và thấm vào nền.
Nền mương, rãnh thoát nước đều được láng bê tông đá với độ dốc 0,2% và cứ cách 5m sẽ có một khe hở 3cm từ bó vỉa tiếp giáp sân để cho nước trong sân có thể chảy được ra mương. Thành mương thoát nước được trát (tô), đáy mương, rãnh tạo lòng máng để hạn chế trường hợp nước chưa kịp thoát sẽ thấm vào nền hạ.
2. LÀM NỀN VÀ TẠO ĐỘ DỐC
Sử dụng máy thủy bình lấy các mốc chính của sân, đóng cọc tiêu, đo cao độ và đánh dấu cao độ cần thiết. Đây sẽ là cao độ thực của mặt sân sau khi đã lu chặt.
Dựa vào mốc cao độ có sẵn dùng xe ủi hoặc dùng thủ công (ban tay) để ban đá 0x4 dày 10cm. Bạn lưu ý khi san phải tạo độ dốc 0.5% từ giữa sân ra mép sân, sau khi ban xong dùng dây căng lại xung quanh sân và từ giữa sân ra tới mép sân dựa vào các mốc chính của sân. Nếu chỗ nào chưa đạt thì dùng phương pháp thủ công để ban lại, rồi dùng xe lu loại 4,5 tấn lu chặt K=0.95.
Sau đó sử dụng đá Mi (đá mạt) trải dày 2-5cm, hệ số lu nèn chặt K=1.4 Sử dụng loại Lu 4,5 tấn (khi rung có cường độ 10 tấn). Nếu như xe Lu có lốp thì dùng loại lốp mịn (không dùng loại có lốp gai) để lu mặt sân.
Sau khi lu rung toàn mặt sân sẽ phải sử dụng máy thủy bình để đo lại cao độ cũng như căng dây để xác định lại cao độ cho chính xác. Dựa vào những sợi dây căng đó bổ xung thêm đá mi vào các phần mặt bằng còn bị lõm và đảm bảo cao độ các điểm được chính xác. Sau đó cho lu tĩnh qua các phần mới bổ sung đá mi.
Kết thúc thi công phần nền hạ, có thể bắt tay vào công việc thi công lắp đặt mặt cỏ nhân tạo
3. LẮP ĐẶT CỘT ĐÈN
Tùy theo công trình diện tích sân bóng mà chúng ta dùng các loại cột đèn có chiều cao phù hợp để đảm bảo ánh sáng được chiếu toàn sân. Nhưng thông thường thì người ta hay sử dụng các loại cột đèn có chiều cao 8 – 10m.
Có 2 loại cột đèn được sử dụng phổ biến đó là:
– Cột đèn mạ kẽm:
Thông thường ta sử dụng cột đèn cao 8m cho sân mini 5 người đá
Hố móng chôn cột đèn được đào sâu 1m rộng 1m, nằm sát bó vỉa
Khung 4 bulong M20 L=800 và vỉ đế móng sắt Φ12@150
Sau khi đổ bê tông (bê tông đá loại 1×2 M200) phần móng cột đèn 4 bulong sẽ cao hơn mặt bê tông hoàn thiện 7cm-10cm (mặt hoàn thiện bằng mặt đá trải cỏ)
– Cột đèn bê tông đúc ly tâm:
Thông thường ta sử dụng cột đèn cao 10m cho sân mini 5-7 người đá
Hố móng chôn cột đèn được đào sâu 1m-1,5m rộng 0.8m, nằm sát bó vỉa, sử dụng bê tông (bê tông đá 1×2 M200) để chôn chân cột đèn
Trên đây là những hạng mục cần phải triển khai khi thi công nền hạ sân bóng đá cỏ nhân tạo. Các chủ đầu tư, các nhà thi công phải hết sức lưu ý để chất lượng công trình của mình được đảm bảo nhé.
Xem thêm: Những mẹo để kinh doanh sân bóng cỏ nhân tạo thành công, Chi phí làm sân cỏ nhân tạo, 3 nguyên tắc bất di bất dịch để kinh doanh Sân bóng thành công