Tấm cỏ của công ty DVN được mô phỏng từ kết cấu của cỏ tự nhiên. Từ trên xuống dưới gồm các sợi cỏ, tầng đệm chèn bằng hạt cao su, tầng đệm chèn bằng cát, tấm vải đáy (màng đáy), mặt nền và hệ thống thoát nước.
• Sợi cỏ
Nguyên liệu chính để làm nên sợi cỏ nhân tạo gồm có polythene (PE), polypropylene (PP) và ni lông. Vài năm về trước, vật liệu PE với nhiều tính năng vượt trội đã dần dần thay thế loại nguyên liệu PP truyền thống. Cỏ được làm từ vật liệu PE mềm mại hơn loại được làm từ vật liệu PP, như vậy sẽ giúp giảm thiểu những tổn thương với da cho vận động viên, không những vậy sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu PE còn có tính năng chịu mài mòn rất tốt, rất phù hợp khi trượt.
Tính năng của sợi cỏ không chỉ được quyết định bởi việc chọn nguyên liệu sản xuất phù hợp mà nó cũng được quyết định bởi điều kiện sản xuất nghiêm ngặt. Mặc dù nguyên liệu PE có những ưu thế nhất định so với các loại nguyên liệu khác, nhưng không phải tất cả các loại sợi cỏ sản xuất từ nguyên liệu PE đều có tính năng như nhau. Mặc dù mẫu mã bên ngoài giống nhau nhưng với những nguyên liệu khác nhau và quy trình sản xuất khác nhau cũng sẽ quyết định đến chất lượng của sợi cỏ nhân tạo.
Dtex là một chỉ tiêu về chất lượng của sợi cỏ. Dtex dùng để chỉ với 10.000m sợi cỏ sẽ nặng bao nhiêu gam. Thông thường có các loại cỏ như 6600DTEX, 8800DTEX, 9700DTEX, 11000DTEX, 12000DTEX, 15000DTEX… các con số thể hiện trọng lượng tương ứng với mỗi 10.000m sợi cỏ. Thông thường sân bóng phải sử dụng loại cỏ từ 8800DTEX trở lên. Với sân cỏ có số sợi của mỗi gốc như nhau thì giá trị Dtex càng lớn, khối lượng của sợi cỏ càng lớn thì càng chịu mài mòn tốt. Hình dáng, độ dày, độ rộng của sợi cot nhân tạo cũng có ảnh hưởng đến tính năng của sợi cỏ. Hiện nay trên thị trường đang thịnh hành 3 loại đó là loại sợi cỏ đơn dạng đùn, dạng cắt và dạng kiểu lưới. Sản xuất dạng cỏ kiểu lưới và cỏ đơn cần phải dùng loại khuôn có độ dày 80-135 micrometer. Đối với loại cỏ dạng lưới, khi cắt khuôn cần phải đục thành lỗ dài và mảnh, dạng sợi cỏ này sau khi mở ra mới hình thành kết cấu dạng ô lưới. Sau khi trải ra mặt sân, cần phải trải qua công đoạn chải cỏ hoặc qua một thời gian sử dụng thì các sợi cỏ mới tách ra hoàn toàn, khi đó mới có một bề mặt sân giống cỏ tự nhiên.
Đây cũng là khuyết điểm lớn của loại sợi cỏ kiểu lưới. Với sợi cỏ dạng cắt, sau khi cắt khuôn cần tính toán độ dãn của khuôn để sản xuất sợi cỏ. Từ 6-8 sợi cỏ bện xoắn lại với nhau tạo thành nhóm sợi đơn kiểu cắt. Hình dạng mặt cắt của nhóm sợi đơn kiểu cắt về cơ bản sẽ không có những thay đổi lớn, hơn nữa bề mặt lại lệch sáng, khi có ánh nắng mạnh chiếu vào sẽ có phản quang. Với loại sợi đơn kiểu đùn thì lại không qua quá trình cắt khuôn để tạo ra sợi mà sợi được trực tiếp đùn ra từ khuôn máy do hình dạng của khuôn máy khác nhau nên hình dạng sợi được đùn ra từ máy cũng khác nhau. Thông thường loại sợi cỏ kiểu đùn dày hơn, rộng hơn và mềm hơn, từ đó độ bền cũng tốt hơn.
Ảnh chụp mô tả chiều cao của các khóm cỏ nhân tạo
Sợi cỏ sau khi kết thành khóm thì cần phải có trét kéo đáy để đảm bảo tính ổn định, chắc chắn của sợi cỏ (đo bằng lực nhổ sợi cỏ, tức là lực cần để nhổ sợi cỏ lên). Với loại sản phẩm màng đáy keo chất lượng cao thì tính ổn định rất cao, như độ chắc chắn, ít bị xoắn, tỷ lệ kéo dãn ít, không biến dạng và có khả năng thích ứng với nhiều loại thời tiết khác nhau. Thông thường phương thức trải keo đáy là dùng keo butylbenzene dạng sữa, loại chất lượng cao hơn nữa thì dùng keo đáy dạng PU. Sự khác nhau giữa 2 loại keo này ở chỗ lực nhổ sợi cỏ của phương thức keo PU lớn hơn nhiều so với lực nhổ sợi cỏ phương thức gắn keo butylbenzene dạng sữa, hơn nữa, phương thức gắn keo PU có ngoại hình đẹp, tính năng chống nước tốt. Do keo PU chỉ cần dùng 1 lần là thành hình, chất phụ gia ít hơn nên đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường. Tuy nhiên giá thành loại keo này tương đối cao.
Ảnh chụp cho thấy các sợ cỏ nhân tạo được dệt chắc chắn trên lớp đế chuyên dụng
• Chất đệm chèn
Chất đệm chèn được coi là “đất” của sân cỏ nhân tạo, chất này có tác dụng giữ vững, khiến cho cây cỏ không bị nghiêng đổ, tạo một bề mặt ổn định giúp vận động viên có được một lực kéo. Tính năng đàn hồi của hệ thống sân cỏ nhân tạo được quyết định bởi chất đệm chèn và sợi cỏ. Ngoài ra, tính đàn hồi của hệ thống còn có tác dụng chống rung động. Thông thường vật liệu chèn lấp được cấu thành bởi cát thạch anh và hạt cao su. Khi thi công lắp sân, trước tiên trải một lớp cát dày từ 15-25 mm vào giữa các gốc cỏ, sau đó trải tiếp một lớp hạt cao su dày 10-20 mm lên bề mặt lớp cát đó.
• Mặt nền
Độ ổn định của mặt nền có vai trò cực kỳ quan trọng đối với tính năng sân cỏ. Mặt nền thường được chia thành 3 loại: nền bê tông xi măng, nền nhựa đường và nền hỗn hợp từ đá vụn và cát. Khi tiến hành lắp đặt nhất định phải bảo đảm được bằng phẳng của mặt nền.
Tags: co nhan tao, cỏ nhân tạo, conhantao, san co nhan tao, sân cỏ nhân tạo