Rất nhiều nhà đầu tư đã bị “Đánh Lừa” một cách ngoạn mục mà không hề hay biết, để rồi “tưởng RẺ mà hóa ĐẮT” khi không biết một số thông tin hữu ích về chi phí và các hạng mục làm sân bóng đá Cỏ nhân tạo.
Hãy thật cẩn trọng và chú ý đến các yếu tố sau để tránh Tiền mất – Tật mang:
Mục lục
Thứ nhất, Chọn loại cỏ “Treo đầu dê, Bán thịt chó”
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cỏ khác nhau, chất lượng khác nhau kèm theo mức giá khác nhau. Mức giá trung bình các dòng cỏ dao động trong khoảng 140.000 – 300.000 đồng/m2.
Vì chiếm tỷ trọng cao trong chi phí làm sân mà hầu hết mọi người chỉ quan tâm đến Giá Cỏ Nhân Tạo.
Giá cỏ nhân tạo sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Chiều cao sợi cỏ
+ Khoảng cách hàng cỏ (inch)
+ Chất liệu và trọng lượng cụm cỏ (Detex)
+ Số mũi khâu/ m2
+ Số sợi cỏ/cụm cỏ
Thường thì mật độ sợi cỏ càng nhiều, mật độ mũi khâu càng dày thì giá cỏ sẽ càng cao. Đây là điều hiển nhiên!
Nhưng, nhà đầu tư thường bị “ĐÁNH LỪA” ở chỗ:
Khi giới thiệu đến khách hàng, bên cung cấp cỏ nhân tạo thường gửi mẫu để khách hàng tham khảo. Và có rất nhiều đơn vị gửi mẫu của nhà sản xuất mà họ nhập cỏ về chứ không phải mẫu được cắt ra từ chính lô hàng họ sẽ cung cấp tới khách hàng
Đã có rất nhiều trường hợp, cỏ mẫu rất đẹp và đúng thông số nhưng khi nhận cỏ về thi công thì không chuẩn như cỏ mẫu. Một thông số mà mọi người thường không để ý tới đó là Số mũi khâu/m2 bị lệch so với mẫu ban đầu.
Ví dụ như, khi xem mẫu, bạn nhận được thông số là:
+ Mật độ mũi khâu/m: 160 mũi/ 1 mét dài
+ Mật độ mũi khâu/m2: 8480 mũi/㎡
Tức là, sẽ có 16 mũi / 10cm của 1 hàng cỏ. Tuy nhiên, đây là thông số trên cỏ mẫu nhà cung cấp gửi tới khách hàng. Khi cầm trên tay miếng mẫu nhỏ thì khách hàng có thể kiểm tra dễ dàng số mũi khâu này. Nhưng khi cả một cuộn cỏ 100m2 đem đến thi công thực tế thì bạn sẽ rất khó kiểm tra và bạn cũng thường bỏ qua công đoạn kiểm tra này.
Bạn hãy nhớ rằng, nếu số mũi khâu từ 16 mũi giảm xuống 15 mũi hay 14 mũi/10cm thì mật độ sợi cỏ đã giảm đi 5 – 10% và giá cỏ cũng giảm đi tương ứng.
Đây là một trong những trường hợp mà khách hàng hay bị “Lừa” nhiều nhất. Cứ ngỡ mua được cỏ Rẻ mà lại Không hề rẻ chút nào.
Thứ hai, Nền Càng Phẳng Càng Tốt
Thường mọi người nghĩ rằng, hạng mục này chiếm tỷ trọng đầu tư thấp nên ít quan tâm. Nhưng, một ngôi nhà để được vững chãi, bền lâu thì cần phải có một nền móng tốt. Và sân bóng cũng vậy.
Nền sân gồm có:
+ Lớp đá base 0.4: dùng xe lu để lu nèn chặt, hệ số lu nèn chặt K=0.95
+ Lớp đá mạt: hệ số lu nèn chặt K=1.4
+ Hệ thống thoát nước, xây dựng bỏ vỉa…
Yêu cầu của phần nền hạ: Đảm bảo độ cứng, độ dốc cần thiết để sân không bị sụt lún, không bị đọng nước trong thời gian sử dụng.
Một số chủ đầu tư không nắm rõ được thông tin nên cứ cho rằng: nền càng PHẲNG thì càng đạt tiêu chuẩn cao. Nhưng đây lại là một suy nghĩ Sai Lầm!
Bởi nếu sân phẳng, nghĩa là không có độ dốc, độ thoải để thoát nước khi trời mưa gây úng sân, dễ dẫn đến tình trạng nước bị giữ lại trong lòng sân mà không thể thoát ra. Từ đó gây sụt lún, gãy nền sân bóng về sau.
Mặt khác, để tăng lợi nhuận, không ít đơn vị thi công đã qua mắt chủ đầu tư bằng cách đơn giản như cắt bớt vật tư (đá base, đá mạt), giảm bớt ca lu, ca ủi để giảm thiếu chi phí nhân công, ca máy. Hậu quả là sau khi thi công, phần nền hạn sẽ không chặt, không đủ độ cao để thoát nước.
Đó là lý do, ngoài làm việc với nhân viên kinh doanh của bên cung cấp cỏ, chủ đầu tư cần phải chú ý đến kinh nghiệm, kỹ năng của đội ngũ nhân viên kỹ thuật. Đây là một yếu tố rất quan trọng.
Các chủ đầu tư cần quan tâm đến các con số này khi thi công nền hạ:
+ Đá base nên dùng loại nào? Cần bao nhiêu khối đá base/1 sân để đảm bảo độ cứng cho sân?
+ Độ dày lớp đá base lu nèn là bao nhiêu để đảm bảo độ cứng?
+ Đá mạt nên dùng loại nào? Cần bao nhiêu khối đá mạt/1 sân?
+ Độ dày lớp đá base lu nèn là bao nhiêu?
+ Độ dốc của sân là bao nhiêu để đảm cân đối giữa độ phẳng của mặt sân và khả năng thoát nước?
Một “mách” nhỏ cho các chủ đầu tư:
Nếu như các chủ đầu tư là dân xây dựng chuyên nghiệp hoặc có những kiến thức cơ bản về kỹ thuật thi công thì chắc chắn không dễ gặp khó khăn bởi những vấn đề này. Nhưng nếu là dân “không chuyên” thì sao?
Nếu vậy thì các chủ đầu tư có thể liên hệ đến một vài công ty để tham khảo và rút ra những kiến thức cho mình. Thông thường, những bên thi công sân bóng có kinh nghiệm thì họ nắm rất rõ, rất vững những con số thi công này. Thậm chí họ còn có cả một Bộ phận Kỹ Thuật để hỗ trợ bạn.
Thứ ba, “Để Tiền Chìm Trong Cát”
Trong quá trình thi công hạng mục cỏ nhân tạo, có thể bên thi công sẽ “ăn bớt” số lượng keo dán, dẫn đến tình trạng bong tróc các mép dán sau thời gian ngắn đưa vào sử dụng.
Bên cạnh đó, việc đánh cát mặt sân, trải cao su quá ít, không đủ số lượng cát sẽ khiến bảo vệ sợi cỏ không tốt, khiến bóng không có độ nảy khi tiếp xúc mặt sân dẫn đến tình trạng mặt sân không đáp ứng được chất lượng, khiến khách hàng phàn nàn.
Mặt khác, quá trình trải cát và trải cao su rất được coi trọng bởi vì: Nếu như kỹ thuật trải không tốt sẽ khiến cho một phần sợi cỏ sẽ bị chìm xuống. Bạn hãy nghĩ coi, bạn bỏ số tiền nhiều hơn để mua loại thảm cỏ có số lượng sợi nhiều hơn nhưng khi thi công lại để cho sợi cỏ chìm xuống cát.
Như vậy chẳng phải là bạn để cho tiền của mình “chìm trong cát” phải không nào! Đó chẳng phải là chủ đầu tư đang không biết mình tiêu tiền một cách lãng phí cho số sợi cỏ không được sử dụng đến hay sao.
Không những vậy, sợi cỏ chìm xuống dưới cũng khiến cho mật độ cỏ có trên mặt sân thưa thớt hơn, chất lượng sân kém hơn. Đó là lý do tại sao chủ đầu tư nên chọn một đơn vị thi công chuyên nghiệp để tránh “tiền mất, tật mang”.
Trên đây là những chia sẻ của Thegioiconhantao.com.vn về các lỗi mà chủ đầu tư thường không để ý hoặc chưa biết dẫn tới việc “bị lừa” trong thi công.
Những thắc mắc, chia sẻ của khách hàng trong quá trình thi công, hoạt động sân bóng xin hãy chia sẻ với DVN Việt Nam để chúng ta cùng giải đáp, bổ sung thêm kiến thức nhé!